Hàng ngày ai cũng dùng máy điều hòa, nhất là giới văn phòng, tuy nhiên việc dùng như thế nào để không ảnh hướng đến sức khỏe không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số lời khuyên bổ ích trong việc sử dụng máy lạnh không bị cảm cúm của chúng tôi dành cho bạn.
Nhiệt độ cơ thể chúng ta luôn ở mức gần 37 độ C và gần 37 độ C, nhiệt độ ngoài trời có thể là 40 độc C và khi sử dụng điều hòa thì nhiệt độ tùy ý và thường từ 26 độ C trở xuống thậm chí có nhiều người sử dụng điều hòa ở 18 độ C. Và lý do ở đây chủ yếu là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ những môi trường dùng điều hòa sang môi trường không có điều hòa là cơ thể không thích ứng kịp và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Ngoài ra, khi sử dụng điều hòa quá nhiều như ngồi làm việc cả ngày, ngủ ... có thể làm giảm thân nhiệt cơ thể chúng ta và đặc biệt đối với những người yếu thì điều ngày giúp cho sức đề kháng kém về vi khuẩn dễ xâm nhập và gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, độ ẩm môi trường và độ ẩm trong phòng sử dụng điều hòa là chênh lệch khá lớn thường là 70% : 40%, sự chênh lệch này làm tổn thương hệ hô hấp của chúng ta.
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương do máy lạnh nhiều nhất
Thân nhiệt của trẻ em không giống người lớn, chính vì vậy nhiệt độ phòng phù hợp cho người lớn chưa chắc đã khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Trung tâm điều nhiệt của trẻ chưa hoàn thiện, hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, vì vậy, nhiệt độ ngoài trời chỉ cần hơi tăng lên trẻ em đã bị nóng, do cơ thể không điều tiết được và dễ dẫn đến rôm sảy.
Vậy nhưng nếu để lạnh quá cũng rất dễ khiến con bị ho, cảm. Thông thường trong các phòng nuôi dưỡng sơ sinh ở bệnh viện luôn có mức nhiệt độ từ 27-29 độ C.
1. Thời gian sử dụng hợp lý
Tuyệt đối không bật máy lạnh liên tục 24/24. Việc này không chỉ làm giảm tuổi thọ của thiết bị mà còn gây nguy hiểm đến an toàn của người dùng. Việc phải vận hành liên tục trong thời tiết nắng nóng khiến nhiều thiết bị phát cháy do quá tải.
Người dùng chỉ nên bật điều hoà khi thật sự cần thiết, cứ khoảng 8-10 tiếng đồng hồ thì cho thiết bị nghỉ vài tiếng trước khi vận hành trở lại.
2. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Các chuyên gia luôn khuyến cáo người dùng duy trì nhiệt độ phòng ở mức lý tưởng là khoảng 26-28 độ. Đây là nhiệt độ lý tưởng với thể người dùng.
Nếu thời tiết quá nắng, người dùng có thể dùng thêm một số thiết bị hỗ trợ như quạt, thiết bị làm mát bằng hơi nước thay vì để nhiệt độ thấp.
3. Không để máy lạnh thốc vào mặt
Để máy lạnh thốc vào mặt là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Nếu nhẹ, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho,...
Nặng hơn, không ít trường hợp bị liệt cơ mặt do hướng thẳng mặt về phía máy lạnh. Bởi khi trời nóng, mồ hôi tiết ra làm bí các lỗ chân lông mà còn gặp phải hơi lạnh trực tiếp sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu ảnh hưởng, dẫn đến tê liệt các dây thần kinh trên mặt.
4. Uống nhiều nước
Nếu phải ngồi máy lạnh lâu, hãy cố gắng uống nước đều đặn mỗi giờ nhé! Ngoài ra để giữ cho làn da luôn mịn màng, bạn cũng có thể thủ sẵn một chai xịt khoáng để cấp nước cho da thường xuyên.
5. Vệ sinh máy lạnh định kỳ
Máy lạnh, điều hoà nên được vệ sinh định kỳ để đảm bảo máy luôn được vận hành trơn tru. Màng lọc gió được làm sạch, không ảnh hưởng đến không khí trong phòng.
Cụ thể người dùng nên vệ sinh hoặt thay màng lọc 2 tháng/lần. Cuộn dây làm mát nên thay 1 năm/lần. Trung bình 1 năm nên liên hệ với nhân viên bảo dưỡng khoảng 2 lần.
Người dùng cũng cần lưu ý về việc thay gas cho cục nóng. Khi thấy máy lạnh vận hành nhưng nhiệt độ làm mát chậm, hơi mát yếu. Đầu nối rắcco ở dàn nóng bị đóng tuyết hoặc khi máy lạnh có hiện tượng bất thường thì nên kiểm tra gas để nạp thêm